Hầm mộ bị bịt Tiền_hoàng_hậu_(Minh_Anh_Tông)

Dù cuối cùng Tiền Thái hậu đã được đưa vào Dụ lăng hợp táng với Minh Anh Tông, song Chu Thái hậu vẫn uất ức. Do khi xây dựng Dụ lăng không có dự lưu việc sẽ an táng thêm 1 Hoàng hậu nữa, nên không thiết kế thích hợp cho trường hợp đồng táng ["Nhất đế Nhị hậu"]. Để hợp táng Tiền Thái hậu, và tương lai là Chu Thái hậu, triều đình lại lần nữa thi công, đào thông một đường hầm từ phần mộ Tiền Thái hậu đến phần mộ của Anh Tông.

Chu Thái hậu lúc này ra tay, bà mua chuộc thái giám làm việc đào mộ, không chỉ khiến đường hầm đi chệch so với mộ của Anh Tông mười mấy trượng, mà giữa đường còn lấy đất đá chèn ngăn lại. Còn phần mộ tương lai của Chu Thái hậu thì thẳng tắp đến mộ của Anh Tông, lối mộ cũng rộng rãi thoáng đãng. Ngoài ra, mỗi dịp có hiến tế trong Phụng Tiên điện, Chu Thái hậu còn không cho phép bày bức họa của Tiền Thái hậu cùng thần vị. Đến sau khi Chu Thái hậu qua đời vào thời Minh Hiếu Tông, Hoàng đế theo lệ mở Dụ lăng để đưa bà nội của mình vào, thì kinh ngạc phát hiện sự tình mà bà nội mình làm năm xưa.

Biết sự việc đã rồi, Minh Hiếu Tông đã có ý cho sửa lại đường thông, triệu tập các Đại học sĩ bàn nghị một cuộc họp rất lớn, muốn vì Tiền Thái hậu mà khai thông đường hầm. Nhưng những vị Âm dương sư và các quan viên của Khâm thiên giám không tán đồng vì ảnh hưởng phong thủy, sự việc bèn thôi. Đường thông của Tiền Thái hậu mãi mãi bị ngăn lấp, không thông được với mộ phần của Minh Anh Tông[11].